Cùng ngắm 18 trong tổng số 118 bảo vật quốc gia được trưng bày lần này. Thời gian trưng bầy từ 10/1 đến tháng 5/2017.
![]() |
Trống Hoàng Hạ: Chất liệu Đồng (Văn hóa Đông Sơn), cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm. Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. Phát hiện tại xóm Nội Thôn, làng Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Sơn Bình (nay là Hà Nội). Trống đồng Hoàng Hạ là loại trống H1 điển hình, kiểu dáng, đề tài hoa văn trang trí độc đáo còn khá nguyên vẹn. Trống đồng Hoàng Hạ có kích thước lớn là một tiêu bản đặc biệt được xếp vào cùng nhóm trống đồng Ngọc Lũ, nhóm trống đặc trưng tiêu biểu nhất. Vì vậy trống đồng Hoàng Hạ xứng đáng được công nhận là Bảo vật Quốc gia. |
![]() |
Thạp Đào Thịnh (Đồng). Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm. Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012. Trong văn hóa Đông Sơn, thạp đồng là di vật tiêu biểu sau trống đồng và chủ yếu chỉ xuất hiện trong phạm vi phân bố của nền văn hóa này. Trong hàng trăm chiếc thạp đã phát hiện thì thạp Đào Thịnh là chiếc thạp có kích thước lớn nhất, hoa văn trang trí phong phú, chặt chẽ, tinh mỹ và độc đáo nhất. |
![]() |
Đặc biệt trên nắp thạp có gắn đối xứng tâm 4 khối tượng nam nữ đang giao hoan, loại tượng mới gặp duy nhất trong nghệ thuật Đông Sơn. Bộ phận sinh dục của người đàn ông được nhấn mạnh bằng cách phóng đại so với tỷ lệ cơ thể, phản ảnh tín ngưỡng phồn thực với khát vọng vạn vật sinh sôi nẩy nở của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Việc người nam đeo dao găm ngay cả trong lúc sinh hoạt tình dục cho thấy vũ khí luôn thường trực bên người, phản ảnh trong văn hóa Đông Sơn đã phát sinh xung đột xã hội dẫn tới chiến tranh, là tiền đề hình thành các thủ lĩnh quân sự, tạo nên một trong những cơ sở vật chất hình thành nhà nước sơ khai Văn Lang – Âu Lạc. |
![]() |
Cây đèn hình người quỳ (Đồng). Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm. Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012 Cây đèn thể hiện theo hình tượng một người đàn ông mình trần đóng khố tư thế đang quỳ, hai tay nâng đĩa đèn. Mình trần, thân dưới mặc khố. Tượng có khuôn mặt bầu, mắt mở to, miệng hơi mỉm cười, quanh môi có ria mép. Đầu tượng được gắn vương miện, tóc để chỏm. Hai vai và sau tượng gắn 3 cành chữ S, mỗi cành chữ S đỡ một đĩa đèn và gắn 1 hình người đang quỳ. Trên hai đùi và đằng sau người đàn ông có 4 nhạc công cũng ở tư thế quỳ, hai nhạc công đang thổi sáo. Cánh tay, cổ tay có đeo trang sức, tai đeo hoa hình khuyên to tròn. Trên vai và quanh bụng được trang trí những mô típ chuỗi hoa sen. Cây đèn hình người quỳ là một hiện vật độc bản, đại diện cho nghệ thuật cổ tiêu biểu, độc đáo vào thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn, có sự giao lưu với văn hóa Hán. Cây đèn thể hiện kỹ thuật đúc tài khéo và phản ánh thảm mỹ cảm quan về vũ trụ của cư dân cổ giai đoạn này. Chính vì vậy, cây đèn hình người quỳ xứng đáng đề cử xem xét xếp vào danh mục Bảo vật Quốc gia. |
![]() | ||||||||
Tượng hai người đàn ông cõng nhau thổi khèn (Đồng). Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm. Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2012 Là pho tượng sinh động nhất trong hệ thống tượng tròn Đông Sơn. Tượng miêu tả hai người đàn ông đóng khố, đầu chít khăn, đeo khuyên tai lớn chạm vai. Người cõng trong tư thế khom lưng, hai tay vòng ra sau ôm đỡ người ngồi trên lưng, hai chân như đang nhún nhảy theo điệu nhạc. Người được cõng đang say sưa thổi khèn. Tượng được thể hiện theo khối thủng, có nhiều góc cạnh và nhiều đường cong lượn, đòi hỏi kỹ thuật khuôn đúc phức tạp. Bởi vậy, pho tượng không chỉ là bằng chứng về một loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc đã được khởi nguồn từ văn hóa Đông Sơn mà còn phản ảnh đời sống tinh thần phong phú, sự lạc quan, yêu đời cũng như trình độ đúc đồng đỉnh cao của người Việt cổ. " alt=""/>Chiêm ngưỡng 18 bảo vật Quốc gia lần đầu được công bố
Ca sĩ Mỹ Lệ chia sẻ, đã hơn 6 năm cô không hoạt động gì, nên bây giờ cô muốn làm điều có giá trị cho bản thân mình và đưa đến niềm tự hào cho con gái. "Không phải là do bận rộn gia đình mà cảm giác tôi bị mất cảm xúc để làm cái gì đó vì người nghệ sĩ rất cần cảm xúc, động lực để tiếp tục với con đường nghệ thuật. May là trong thời điểm vừa rồi tôi mới bắt gặp lại cảm xúc của mình. Những cảnh đẹp của đất nước Việt Nam như Phong Nha, Huế, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sapa, Đà Lạt, Phú Yên… sẽ được đưa vào các MV trên kênh YouTube của tôi và sẽ tiếp tục lâu dài chứ không phải chỉ một hay hai bài", ca sĩ Mỹ Lệ chia sẻ. MV Song of secret garden là bài hát thứ 2 trong chuỗi MV mà ca sĩ Mỹ Lệ muốn gửi gắm và quảng bá những hình ảnh, cảnh đẹp của Việt Nam. MV được quay tại những cảnh đẹp như thiên đàng ở Huế, vì Huế có những khu vườn rất đẹp, rất Á Đông. Là người yêu thiên nhiên, yêu vườn tược, từ bé Mỹ Lệ đã thích được khám phá thiên nhiên, thích có khu rừng riêng của mình, con gái cô cũng vậy nên nữ ca sĩ quyết tâm thực hiện dự án này.
Điều mà nữ ca sĩ tiếc nhất trong MV là do dịch Covid-19, hai con gái của cô không thể về Việt Nam nên cô đành nhờ hai mẫu minh hoạ là một em bé 11 tuổi và một hotgirl 22 tuổi. Mỹ Lệ cho biết, hai người mẫu trong MV này chính là hình ảnh đại diện của cô lúc bé và khi đã lớn kèm theo đó là hình ảnh đan cài của chính nữ ca sĩ - điều này đại diện cho 3 quãng đời riêng của cô trong khu vườn bí mật của chính bản thân mình. Rất lâu mới quay trở lại với âm nhạc nhưng Mỹ Lệ chia sẻ, cô không thể gây sốc, phát ngôn ồn ào hoặc đưa đời tư của mình ra như một số ca sĩ trẻ hiện nay để được chú ý. "Tôi gần 50 tuổi rồi, gây sốc bằng chiêu trò tôi hoàn toàn có thể làm được nhưng tôi không muốn làm. Bởi vì giá trị của người nghệ sĩ không khẳng định ở thứ gây sốc đó. Tất nhiên ngành giải trí này nếu mình không làm gì mà mình cứ âm thầm thì cũng không gây được sự chú ý với khán giả, nhưng phải nằm trong sự kiểm soát của tôi. Có một đợt tôi đăng hình riêng và báo chí cũng xôn xao vì tôi trở lại. Thực ra cũng không có gì đâu, chỉ là một tấm hình bình thường nhưng báo chí cũng có xôn xao rồi. Tôi không muốn bị cuốn vào vòng xoáy đó để khán giả phải ngao ngán mỗi khi mở báo ra là lại thấy Mỹ Lệ thế này, thế kia… Tôi tin cái đẹp của âm nhạc thực sự và được làm bằng chính tâm mình thì sẽ được khán giả đón nhận", nữ ca sĩ chia sẻ. Nói về dự định tiếp theo, ca sĩ Mỹ Lệ cho biết, bên cạnh những bài hát cũ mà cô làm mới lại thì cô vẫn đang đặt hàng nhạc sĩ để sáng tác những bài hát riêng cho mình.
Tình Lê ![]() Khu vườn tràn ngập hoa, trái của ca sĩ 'đại gia' Mỹ LệRa vườn thu hoạch hoa, trái cây, rau thơm... Mỹ Lệ hào hứng thốt lên: "Không gì sướng bằng ăn rau củ vườn nhà", đòi bỏ hết làm nông dân. " alt=""/>Ca sĩ Mỹ Lệ ra mắt MV giới thiệu cảnh đẹp Việt Nam![]() Ngày xưa, khi chưa lập gia đình, em mong ngóng tết lắm, cứgần tết là lòng lại xốn xang, chỉ mong nhanh nhanh được nghỉ để về với bố mẹ. Vìvề đến nhà là mọi buồn đau tan biến hết. Em sẽ cùng bố mẹ, anh chị em của mình trang hoàng nhà cửa,gói bánh, xay giò … sau đó là đi chơi, đi lễ chùa, rồi ăn uống, tụ tập gia đình,bạn bè, và ngủ nướng. Thế nhưng, lấy chồng rồi, ăn tết ở nhà chồng, cảm giác chánnản và kinh hoàng đến phát sợ. Năm đầu tiên, em bụng mang dạ chửa, đi lại lặc lè, thế màsuốt từ 28 tết, hết lau nhà, dọn nhà, trang trí nhà cửa, lau dọn lại đống bátđĩa, xong nồi, bếp núc lại phải nai lưng ra để nấu cơm. Mà nấu cơm thì nào có đơn giản như cơm nước ngày thường. Ngàynào, bữa nào cũng phải nấu cho cả chục người ăn uống. Họ ăn, họ nhậu, họ cà kêđến mấy tiếng đồng hồ mới chịu đứng lên. Mình có muốn nghỉ ngơi 1 chút cũng khó.Lúc nào cũng phải chầu trực để bị sai khiến. Lúc thì sai xới cơm, lúc lại saichạy đi lấy thêm rượu, thêm canh, thêm mắm, thêm muối, thêm giấy ăn … Đấy là chưa kể, những ông say, nôn ói tại trận. Mẹ chồng, chịchồng, có thấy cũng mặc kệ, để một mình nàng dâu mới phải làm.
Đến mùng 1, mùng 2 Tết, nếu ở nhà bố mẹ, em sẽ được nghỉngơi, đi chơi, hoặc … ngủ nướng. Nhưng ở nhà chồng, lại là dâu mới, nên chỗ nào,nhà nào em cũng phải có mặt để chúc tết, chào hỏi. Thế rồi, hết chúc tết, lạisấp ngửa về nhà để cơm cơm nước nước. Thành ra, những ngày tết, lúc nào cũng đầutắt mặt tối, không đi chúc tết họ hàng thì lại cắm mặt vào bếp từ sáng sớm chođến đêm khuya. Có hôm 11h đêm, em mới dọn xong bát đũa, lên đến giường, lưngđau rụn. Thế nhưng, mờ sáng hôm sau lại phải dậy để lặp lại những công việc củangày hôm trước. Cứ thế, mọi thứ lặp đi lặp lại cho đến tận mùng 5, em lên đườngvề lại Hà Nội để làm việc mà xương khớp rời rã. Năm thứ 2, em có con nhỏ, cháu mới tập đi, thế mà, công việcdon dẹp, bếp núc, rửa bát, chúc tụng, cũng chẳng ít hơn năm đầu tẹo nào. Thànhra, em cứ quay cuồng, hết dọn dẹp lại đến nấu ăn cho con, rồi nấu ăn cho giađình chồng, cho họ hàng đến tụ tập. Mọi người thì cứ zô zô, rồi nói cười rôm rả, cụng cốc cụng lyầm ầm, còn mình, cứ đầu tắt mặt tối. Có hôm, vì phải rửa bát nhiều trong khi trời lạnh, tay sưngtấy lên. Con thì khóc đòi mẹ, cứ nha nhả cả ngày. Cảm giác kinh sợ đến tột đỉnh. Năm nay, là năm thứ 3 em lấy chồng. Con em cũng đã lớn hơnchút, nhưng cứ nghĩ đến những ngày tết, em lại sợ. Cảm giác, từ khi ấy chồng,tết cứ như đi đầy. Khổ ải và mệt mỏi vô cùng! Thanh Mai (Hà Nội) " alt=""/>Những ngày tết hãi hùng của nàng dâu trẻ
|